Hướng dẫn từng bước để hiểu mô hình Phân tích DuPont
Mô hình DuPont là gì?
Mô hình DuPont là một mô hình được sử dụng để phân tích các thành phần cơ bản của chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) để xác định điểm mạnh và điểm yếu của một công ty.
Ban đầu được đưa ra vào những năm 1920 bởi Donaldson Brown tại Tập đoàn DuPont, 1 công ty hóa chất. Mô hình này được sử dụng để phân tích lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) bằng cách chia nó thành các phần khác nhau nhằm phân tích đóng góp của từng phần.
Phân tích mô hình DuPont 3 bước
Mô hình DuPont 3 bước cho rằng nếu biên lợi nhuận ròng, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính của một công ty được nhân với nhau, thì kết quả là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty.
Trong mô hình DuPont 3 bước – lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) được chia thành ba thành phần tỷ lệ:
- Biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng ÷ Doanh thu
- Vòng quay tài sản = Doanh thu ÷ Tổng tài sản trung bình
- Tỷ lệ đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản trung bình ÷ Vốn chủ sở hữu trung bình
3 thành phần này là công thức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận ròng ÷ Vốn chủ sở hữu trung bình
Nếu chúng ta nhân công thức ROE ở trên với hai tỷ lệ – “Doanh thu ÷ Doanh thu” và “Tổng tài sản trung bình ÷ Tổng tài sản trung bình” – chúng ta thực chất đang nhân ROE với một, vì tử số và mẫu số là giống nhau trong cả hai tỷ lệ.
Công thức DuPont
Công thức DuPont 3 bước được hiển thị bên dưới là công thức được sử dụng phổ biến nhất:
Khi chia tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành ba thành phần này, các thay đổi trong ROE có thể được hiểu rõ hơn những gì đang thúc đẩy sự gia tăng (hoặc giảm) lợi nhuận.
Mô hình DuPont ngụ ý rằng một công ty có thể tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) thông qua những cách sau:
- Tạo ra biên lợi nhuận ròng cao hơn
- Sử dụng tài sản một cách hiệu quả để tạo ra nhiều doanh thu hơn
- Tăng đòn bẩy tài chính của mình
Các thành phần của Phân tích tỷ lệ DuPont là gì?
- Tỷ lệ biên lợi nhuận ròng
Biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng ÷ Doanh thu
- Biên lợi nhuận ròng đại diện cho ‘lợi nhuận cuối cùng’ của một công ty sau khi tất cả các khoản chi phí đã được khấu trừ, bao gồm cả chi phí lãi vay trên các khoản nợ và thuế cho chính phủ.
- Nếu biên lợi nhuận ròng tăng, mỗi $ doanh thu sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho công ty, dẫn đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cao hơn.
- Do đó, lợi nhuận ròng của một công ty đại diện cho lợi nhuận còn lại, được gán cho một nhóm cung cấp vốn cụ thể – cổ đông.
- Tỷ lệ vòng quay tài sản
Vòng quay tài sản = Doanh thu ÷ Tổng tài sản trung bình
- Đối với thành phần thứ hai, tỷ lệ vòng quay tài sản toàn bộ là một tỷ lệ hiệu quả theo dõi khả năng của một công ty tạo ra nhiều doanh thu hơn trên mỗi $ tài sản sở hữu.
- Nếu một công ty cải thiện được tỷ lệ vòng quay của mình, ROE sẽ tăng vì nó có thể sử dụng tài sản của mình tốt hơn – tức là tạo ra nhiều doanh thu hơn với ít tài sản hơn.
- Hai thành phần đầu tiên – 1) biên lợi nhuận ròng và 2) tổng vòng quay tài sản – đại diện cho các thước đo về hiệu quả hoạt động và hiệu quả tài sản.
- Tỷ lệ đòn bẩy tài chính
Tỷ lệ đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản trung bình ÷ Vốn chủ sở hữu trung bình
- Thành phần thứ ba và cuối cùng, đề cập đến tổng số nợ trong cơ cấu vốn của công ty.
- Sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay càng lớn, chi phí lãi vay định kỳ càng lớn phải trả cho bên cho vay, điều này gây ra rủi ro mất khả năng thanh toán gia tăng.
- Tuy nhiên, chi phí lãi vay có thể được khấu trừ thuế và tạo ra “khiên thuế” giảm số thuế phải trả (EBT).
- Thường được gọi là “hệ số vốn chủ sở hữu”, tăng số nợ để hưởng lợi từ mức thuế thấp hơn, chi phí vốn thấp hơn và tiếp cận nguồn tài trợ rẻ hơn có thể dễ dàng trở thành điều tai hại do ra quyết định thiếu trách nhiệm – do đó, công ty phải do một nhóm quản lý có lợi ích tương đồng với cổ đông của mình.
- Công ty phải tìm ra sự cân bằng đúng giữa việc được hưởng lợi từ nợ nhưng không đặt quá nhiều đòn bẩy lên công ty, vì dòng tiền của công ty không đủ để xử lý tất cả các nghĩa vụ nợ và hiện đang có nguy cơ mất khả năng thanh toán.
Phân tích mô hình DuPont 5 bước
Năm thành phần tỷ lệ của công thức DuPont 5 bước như sau:
- Gánh nặng thuế = Lợi nhuận ròng ÷ Thu nhập trước thuế
- Vòng quay tài sản = Doanh thu ÷ Tổng tài sản trung bình
- Tỷ lệ đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản trung bình ÷ Vốn chủ sở hữu trung bình
- Gánh nặng lãi = Thu nhập trước thuế ÷ Thu nhập từ hoạt động
- Biên lợi nhuận từ hoạt động = Thu nhập từ hoạt động ÷ Doanh thu
Có hai thành phần bổ sung trong phương trình 5 bước so với phương trình 3 bước.
Để mở rộng thêm về các phần bổ sung của công thức này:
- Gánh nặng thuế → Tỷ lệ lợi nhuận được giữ lại sau thuế.
- Gánh nặng lãi → Mức độ chi phí lãi vay ảnh hưởng đến lợi nhuận
- Biên lợi nhuận từ hoạt động → Lợi nhuận hoạt động (EBIT) được giữ lại trên mỗi đô la doanh thu sau khi khấu trừ giá vốn hàng bán (COGS) và chi phí hoạt động (OpEx).
Cả ba phần mới này đều là phần mở rộng của việc tính toán biên lợi nhuận ròng.
Biên lợi nhuận ròng = Biên lợi nhuận EBIT × Gánh nặng thuế × Gánh nặng lãi
Phân tích Dupont bằng Excel
Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang một bài tập mô hình, bạn có thể truy cập bằng cách điền vào biểu mẫu bên dưới.
1. Giả định về Bảng cân đối kế toán
Giả sử chúng ta được yêu cầu tính toán lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của một công ty bằng cách phân tích DuPont.
Trong bài tập minh họa của chúng ta, chúng ta sẽ giả định có ba kịch bản hoạt động khác nhau:
- Kịch bản “Trường hợp xấu nhất”
- Kịch bản “Trường hợp cơ sở”
- Kịch bản “Trường hợp tốt nhất”
Trong các dự báo của chúng ta, chúng ta sẽ sử dụng kịch bản “Trường hợp xấu nhất” làm điểm khởi đầu. Chúng ta cũng sẽ sử dụng một hàm bước và sử dụng các giá trị bước khác nhau cho hai trường hợp còn lại.
Trường hợp xấu nhất:
- Doanh thu: 200 triệu đô la
- Giá vốn hàng bán (COGS): -140 triệu đô la
- Chi phí hoạt động (OpEx): -40 triệu đô la
- Chi phí lãi vay: 0 triệu đô la
Từ những con số đó, chúng ta sẽ sử dụng các hàm bước sau – tức là giá trị của số được mã hóa cứng ở phông chữ màu xanh được cộng vào ô bên trái.
Trường hợp cơ sở và trường hợp tốt nhất (Hàm bước I/S):
- Doanh thu: +50 triệu đô la
- COGS: -10 triệu đô la
- OpEx: -10 triệu đô la
- Chi phí lãi vay: -10 triệu đô la
- Thuế suất: 25% – Không đổi trong mỗi trường hợp
Sau đó, chúng ta sẽ chuyển sang các giả định về bảng cân đối kế toán, trong đó chỉ yêu cầu hai số liệu, “Tổng tài sản trung bình” và “Vốn chủ sở hữu trung bình”.
Trường hợp xấu nhất của bảng cân đối kế toán:
- Tổng tài sản trung bình: 500 triệu đô la
- Vốn chủ sở hữu trung bình: 500 triệu đô la
Trường hợp cơ sở và trường hợp tốt nhất của bảng cân đối kế toán:
- Tổng tài sản trung bình: (-50 triệu đô la)
- Vốn chủ sở hữu trung bình: (-100 triệu đô la)
Vì không có nợ trong cơ cấu vốn trong trường hợp “Trường hợp xấu nhất”, tổng tài sản phải bằng vốn chủ sở hữu trung bình để bảng cân đối kế toán vẫn cân đối.
2. Ví dụ tính toán Mô hình DuPont 3 bước
Bây giờ chúng ta đã có tất cả các đầu vào cần thiết để tính ROE bằng cả hai cách tiếp cận 3 bước và 5 bước.
Để tính lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) theo cách tiếp cận 3 bước, chúng ta có thể sử dụng công thức sau:
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) = Biên lợi nhuận ròng x Vòng quay tổng tài sản x Tỷ lệ đòn bẩy tài chính
3. Ví dụ tính toán Mô hình DuPont 5 bước
Trong phần tiếp theo của bài tập mô hình này, chúng ta sẽ tính ROE theo cách tiếp cận 5 bước.
Công thức để tính mỗi thành phần đầu vào được liệt kê ở bên, trong khi công thức ROE có thể được nhìn thấy trong các ô được highlight.
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) = Gánh nặng thuế × Vòng quay tài sản × Tỷ lệ đòn bẩy tài chính × Gánh nặng lãi × Biên lợi nhuận hoạt động
Từ kết quả mô hình hoàn chỉnh của chúng tôi, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) như sau:
- ROE, Trường hợp xấu nhất = 3,0%
- ROE, Trường hợp cơ sở = 7,5%
- ROE, Trường hợp tốt nhất = 15,0%
4. Giải thích mô hình DuPont
Việc lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) bằng nhau trong cả hai cách tiếp cận 3 bước và 5 bước xác nhận mô hình của chúng tôi là chính xác, bao gồm cả mối liên hệ cơ bản của chúng.
Nói một cách đơn giản, cách tiếp cận 5 bước đi một bước xa hơn so với cách tiếp cận cơ bản bằng cách tìm hiểu sâu hơn về lợi nhuận ròng.
Trong kịch bản giả định của chúng tôi, hai yếu tố chính góp phần vào sự khác biệt trong các giá trị lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) được ngụ ý – được rút ra từ mô hình DuPont của chúng tôi – là sự mở rộng biên lợi nhuận (tức là biên lợi nhuận ròng, biên lợi nhuận hoạt động) và cải thiện hiệu quả trong việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu bổ sung (tức là tỷ lệ vòng quay tài sản).
Nguồn: https://www.wallstreetprep.com/knowledge/dupont-analysis-template/